Các câu hỏi liên quan đến tiêm Vắc xin Covid 19

05:52 08/10/2021

Câu hỏi: Có bất kỳ tương tác nào đã biết của vắc xin phòng COVID -19 với thuốc chữa bệnh tim không?

BS. Bùi Văn Thường - Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai trả lời:

Không có báo cáo về tương tác giữa vắc-xin phòng COVID-19 và các thuốc điều trị tim mạch. Người bệnh không được ngừng các loại thuốc điều trị tim mạch trước và sau khi tiêm vắc-xin.

Một số bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông, kháng kết tập tiểu cầu) có thể bị đau, sưng và bầm tím xung quanh vết tiêm. Nên sử dụng một cây kim nhỏ (cỡ 23 hoặc 25) để tiêm chủng, sau tiêm ấn mạnh vào vết thương mà không cọ xát trong ít nhất hai phút.

Bệnh nhân cần được thông báo về nguy cơ tụ máu do tiêm. Những bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng vitamin K nên duy trì INR ở giới hạn dưới của điều trị.

Các loại vắc xin COVID-19 được sử dụng bằng đường tiêm bắp, không có khuyến cáo về việc tiêm vắc xin COVID -19 dưới da để giảm nguy cơ chảy máu, bầm tụ máu sau tiêm.

Câu hỏi: Các bệnh nhân sau phẫu thuật thay van tim, đặt stent động mạch vành, cấy các thiết bị cấy ghép tim có tiêm vắc xin covid -19 được hay không?

Trả lời: Không có biến chứng nào được ghi nhận là vắc xin Covid-19 ảnh hưởng lên van tim nhân tạo sinh học/cơ học, stent động mạch vành cũng như các thiết bị cấy ghép khác. Bệnh nhân sau mổ thay van tim nhân tạo, đặt stent động mạch vành, cấy máy tạo nhịp tim… có thể tiêm vắc xin Covid-19 an toàn. Hãy nói cho bác sỹ biết về các thuốc chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu bạn đang dùng.

benh tim mach va covid 19

Câu hỏi: Tôi uống thuốc ức chế miễn dịch do ghép tim. Thuốc ức chế miễn dịch có thể xung đột với vắc-xin COVID-19 không?

Trả lời: Các vắc-xin hiện được chấp thuận sử dụng không chứa vi-rút sống, do đó, không có nguy cơ gây nhiễm trùng cho những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, kể cả những bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên khi sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm tác dụng của vắc-xin. Hãy nói cho bác sỹ biết về các thuốc bạn đang sử dụng trước khi tiêm vắc-xin.

BS. Bùi Văn Thường - Viện Tim mạch Quốc gia, BV Bạch Mai

 

Câu hỏi: Dùng thuốc corticoid đến mức nào vẫn có thể được tiêm vắc xin Covid ?

TS.BS Nguyễn Quang Bảy - Trưởng Khoa nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai trả lời:

Các thuốc corticoid, có nguồn gốc từ hormon cortisol của tuyến thượng thận, có tác dụng chính là chống viêm, ức chế miễn dịch nên được sử dụng trong điều trị rất nhiều bệnh như dị ứng, viêm da, hen phế quản, COPD, viêm khớp, gút, hội chứng thận hư, ghép tạng...

Quyết định 3445 ngày 15/7/2021 của Bộ Y tế nêu những người bệnh “đang dùng thuốc corticoid liều cao trong ít nhất 7 ngày” thì nên trì hoãn việc tiêm vắc xin phòng covid 19. Lý do có thể là:

1. Corticoid liều cao làm giảm và/hoặc làm chậm đáp ứng sinh kháng thể của cơ thể, có thể chỉ bằng 1/10 so với người bình thường. Mức liều corticoid được chứng minh làm giảm đáp ứng với các vắc xin trước đây như vắc xin phòng bệnh phế cầu, là prednisolone liều ≥ 20mg/ngày.

2. Lo ngại những vắc xin sử dụng virus bất hoạt có thể gây hại cho cơ thể khi sức đề kháng bị giảm do dùng thuốc corticoid có tác dụng ức chế miễn dịch. Tuy nhiên những vắc xin sử dụng ng nghệ tái tổ hợp hay véc tơ virus như Pfizer hay Moderna thì không lo ngại điều này

3. Các thử nghiệm đánh giá hiệu quả của các vắc xin Pfizer hay Moderna đã loại trừ, tức không tiến hành trên những người đang điều trị thuốc corticoid liều cao (ví dụ với vắc xin Moderna là liều tương đương ≥ 20mg prednisolon/ngày) > 14 ngày trong vòng 6 tháng trước đó. Các thử nghiệm vắc xin Astra Zenca, Johnson & Johnson cũng loại trừ những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Do đó không có bằng chứng về hiệu quả của tiêm vắc xin cho những đối tượng này.

 

219923505 369969394530404 5020936693188799985 n

Bảng quy đổi liều giữa các anh em trong gia đình Corticoid

Tuy nhiên nhóm thuốc Corticoid có rất nhiều loại với hoạt lực khác nhau (xem bảng), thường được sử dụng với liều lượng khác nhau trong điều trị, tùy thuộc loại bệnh gì, giai đoạn bệnh cấp hay mạn tính và mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Theo khuyến cáo của Bộ y tế Việt Nam và của nhà sản xuất thì những người đang dùng corticoid liều tương đương ≥ 2mg prednisolon/kg/ngày, thì mới cần trì hoãn việc tiêm vắc xin. Với những người lớn thì có lẽ vẫn cần tuân thủ hướng dẫn của FDA là không tiêm vắc xin cho người dùng Corticoid liều tương đương ≥ 20mg Prednisolon/ngày tích lũy trong 14 ngày trong vòng 6 tháng trước đó.

Chúng ta có thể quy đổi 20mg Prednisolone bằng 80mg Hydrocortisone, 16mg methylprednisolone, 3mg Dexamethasone.

Vì vậy những bệnh nhân đang điều trị thuốc corticoid liều thấp hơn thì vẫn có thể tiêm vắc xin phòng covid 19 được. Tại Khoa Nội tiết, những bệnh nhân suy thượng thận đang điều trị hormon thay thế, thường là hydrocortisone uống liều dao động từ 10 – 40mg/ngày, tương đương liều 2,5 – 10mg prednisolon/ngày, tức dưới mức khuyến cáo của Bộ y tế và nhà sản xuất nên vẫn có thể tiêm vắc xin covid 19 được.

Câu hỏi: Các bệnh nhân có rối loạn nhịp tim như rung nhĩ/nhịp nhanh xoang/ngoại tâm thu thất có tiêm vắc xin phòng Covid-19 được hay không?

20210508 102951 544619 vac xin Covid 19.max 800x800

BS. Bùi Văn Thường - Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai trả lời:

-  Không có chống chỉ định tiêm vắc xin ở các nhóm đối tượng này. Tuy nhiên trước bệnh nhân lần đầu tiên được chẩn đoán rối loạn nhịp như rung nhĩ/ngoại tâm thu thất/ nhịp nhanh xoang, điều quan trọng là bác sỹ cần xác định liệu bệnh nhân có đang mắc tình trạng cấp tính khác hay không như hội chứng vành cấp, suy tim tiến triển, cường giáp…

- Nếu bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn nhịp tim và hiện tại đang điều trị ổn định thì có thể tiêm vắc xin an toàn tuy nhiên cần theo dõi sát ở các cơ y tế. Có một số báo cáo về biến cố tắc mạch sau khi tiêm vắc xin, tuy nhiên tỉ lệ này là rất thấp. Các bệnh nhân rung nhĩ có chỉ định dùng thuốc chống đông cần được dùng thuốc chống đông đầy đủ trước khi tiêm vắc xin.

- Nhịp nhanh xoang rất thường gặp khi khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin, hầu hết liên quan đến vấn đề tâm lý lo lắng, căng thẳng. Bác sỹ cần khai thác các triệu chứng khác kèm theo, nếu tất cả đều bình thường, có thể tiêm chủng an toàn. Tuy nhiên nhịp tim nhanh có thể làm che giấu đi một số triệu chứng liên quan đến các phản ứng sau khi tiêm, đặc biệt là phản ứng phản vệ.

Câu hỏi: Bệnh nhân tăng huyết áp có nên tiêm vắc xin Covid-19 không và cần chú ý những gì?

BS. Bùi Văn Thường - Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai trả lời:

Bệnh nhân tăng huyết áp cũng như các bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch mạn tính khác có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nặng thậm chí tử vong cao hơn khi mắc Covid 19, vì vậy đây là nhóm đối tượng cần được ưu tiên tiêm chủng sớm để ngăn ngừa xuất hiện các biến cố nặng đó.

Cần lưu ý: Trong thời gian tiêm chủng ( trước và sau tiêm) vẫn tiếp tục duy trì thuốc huyết áp, không được dừng thuốc.

sihgtang huyet ap va covid 19full10062020020657 1621593918309576449275 0 110 471 864 crop 1621593944570518408487

 

Tiêm vắc xin có gây tăng huyết áp không? Không có cơ chế liên quan giữa việc tiêm vắc xin và tăng huyết áp, tuy nhiên một số nghiên cứu quan sát cho thấy có một tỉ lệ xuất hiện tăng huyết áp ngay sau tiêm, điều này được giải thích là do liên quan tới yếu tố tâm lý lo lắng khi tiêm chứ không liên quan trực tiếp đến vắc xin.

Huyết áp bao nhiêu thì có thể tiêm được? Hiện tại không có khuyến cáo huyết áp là bao nhiêu thì có thể tiêm vắc xin Covid 19. Không có chống chỉ định tiêm chủng cho bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất khi tiêm chủng, trước khi tiêm, huyết áp nên ở mức giới hạn bình thường (90-140mmHg với huyết áp tâm thu và 60-90mmHg với huyết áp tâm trương).

Khi huyết áp quá cao (kể cả tiêm hay không tiêm vắc xin) cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến cố tim mạch/ đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao gây khó khăn cho việc theo dõi, đánh giá một số phản ứng sau tiêm, đặc biệt là các trường hợp phản vệ sau tiêm vắc xin. Các trường hợp dù đã tối ưu điều trị tăng huyết áp nhưng huyết áp vẫn cao thì cần được tiêm ở các cơ sở y tế có khả năng theo dõi, xử trí hồi sức tốt.

Bạn không cần áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc biệt để tiêm vaccine, nhưng nên có chiến lược ăn, nghỉ hợp lý hơn.

Năm điều nên thực hiện trước và sau tiêm vaccine COVID-19, gồm:

1. Ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm

Đây là điều quan trọng, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa.

2. Bổ sung đủ nước trước và sau tiêm

Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.

3. Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm

Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

4. Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

5. Nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng

Sau tiêm, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm như: đi bộ chậm...

anh chup man hinh 2021 06 28 luc 162639 1624872549276332739777

Bốn điều không nên thực hiện:

1. Không để bụng đói trước khi tiêm

Nhịn đói trước tiêm có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm.

2. Không uống rượu, bia trước và sau tiêm

Rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine.

3. Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm

Caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

4. Không ăn nhiều chất béo bão hòa

Thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Corona Covid-19 C sủi dịch bệnh Khỏe Multivitamin Năng lượng mỗi ngày nCovi Plusssz Sống khỏe mỗi ngày sủi Tăng cường miễn dịch Tăng cường đề kháng tăng sức đề kháng Viên Sủi Plusssz virus virus corona Vitamin Vitamin C
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hotline: 0352398123